HƯƠNG VÂN CÁI BỒ TÁT LÀ AI

28 May, 2022

*

Người Việt có tục thờ Thần trước, thờ Phật sau ( tiền Thần, hậu Phật ). Tổ Tiên Bách Việt thờ Mẫu Thần. Mẫu là Mẹ. Thần là con người thật, có Tâm Đức cứu dân, dựng nước, giữ nước, được dân tôn phong Phật hiệu, khi chết hiển linh Thần Thánh. Những ngôi chùa làng Việt Nam, đều có ban thờ Phật và thờ Mẫu Thần Thánh là những con người thật.

Bạn đang xem: Hương vân cái bồ tát là ai
 

Tộc phả Bách Việt ghi từng vị Mẫu Thần Thánh là ai, ngày sinh, ngày mất, an táng tại nơi nào.

Dựa vào ngọc phả, Thần tích, ngày nay chúng ta biết Tổ Tiên Bách Việt trên đất Việt 5000 năm trước đã có Đạo Sa Bà hay Sa Môn giáo. Phả cũ nói rõ đất Việt là Trung tâm giáo chủ của 37 Vương quốc theo Đạo Sa Bà. Cách đây trên 2.500 năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuvà Giác Ngộ. Đạo Phật đã nở hoa kết trái nơi đất Việt rất sớm, nhờ nền tảng Đạo Sa Bà của Bách Việt.

Bằng chứng là khắp nước Việt ngày nay, các chùa đều đặt trước Tam Bảo một tòa tượng Cửu Long. Đó là chín con Rồng tượng trưng cho chín con suối và chín ngôi mộ các vua Hùng đã sinh ra chínhọ Hùng Vương gọi là Thủy Tổ Cửu Tộc. Tòa tượng Cửu Long còn là biểu tượng RồngTiên. Tượng Hương Vân Cái Bồ Tát, hình một vị sư đầu trọc, mặc váy, một tay chỉ  lên Trời, một tay trỏ xuống Đất đứng trong vòng Càn Khôn của Tòa tượng Cửu Long.

*

Bách Việt tộc phả (đã dịch) ghi Ốc Tổ Bách Việt TriềuThánh Tổ Đệ Nhất Quảng Giáo Kinh Dương Vương.

Kinh Dương Vương húy Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc (đổi họ Thần Nông thành họ Hồng Bàng) là con trai trưởng của Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết và bà Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát.Chồng lấy vợ hai, mẹ con bị bạc đãi. Bà Đỗ Quý Thị giận, đem Lộc Tục vào núi Hòa Bình tu. Nhiều năm cụ tu ở Động Tiên,huyện Lạc Thủy- Hòa Bình. Cụ cùng tám người em trai nuôi dạy con trai là Nguyễn Lộc Tục. Lớn lên Lộc Tục đánh thắng giặc Gạc Ma được cha Nguyễn Minh Khiết phong Thánh Tổ làm vua hiệu Kinh Dương Vương. Ngài lập kinh đô ở bến Ong, làng Vân Lôi (Kẻ Xốm) đặt tên nước là Xích Quỷ. Ngài sinh ngày 17- 8. Mất ngày 25-12. Mộ táng tại chỗ giáp ranh hai làng Quang Lâm và Vân Nội- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Đền thờ ngài 24 tòa xây tại 24 làng.

Dân suy tôn Kinh Dương Vươnglà Ngọc Hoàng giáng sinh. Nơi thờ Ngài gọi là Thiên Đình. Tượng thờ Kinh Dương Vương gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế nay còn ở nhiều ngôi chùa miếu cổ.

Làng Vân Lôi- Kẻ Xốm có dòng trưởng Nguyễn tộc Nguyễn Vân và nhà thờ Tổ, ruộng hương hỏa trăm mẫu. Hàng năm họ Nguyễn Vân cúng giỗ ba ngày liền, các làng khắp nơi đều đến. Lễ cúng có voi vàng, ngựa hồng, cờ, võng, lọng, những ông 12 đầu người mình rồng, mười hai Tiên nương… để ghi nhớ đất này là nơi yên nghỉ của các vị Tổ Bách Việt.

Kẻ Xốm

Ngày 26- 9- 2013. Cụ Nguyễn Mạnh Can (tên khai sinh Lê Văn Ánh) Giám đốc Trung tâm Văn hóa Người Cao Tuổi, dẫn chúng tôi về Kẻ Xốm địa linh và Ba la- Hà Đông- Thanh Oai- Hà Nội dâng hương tạ những ngôi mộ Tổ Tiên.

Vùng đất Thanh Oai, ThạchThất, Quốc Oai, Chương Mỹ- Hà Nội, được coi là kinh đô cổ của các vua Hùng. Nơi đây các nhà nghiên cứu tiền sử đa ngành, đã tìm thấy nhiều di chỉ, chứng tích,mộ, ngày giỗ liệt vị Tổ Tiên thời Thần Nông- Hồng Bàng- Văn Lang. Đó là những bậc Tổ Tiên xa xưa nhất, con cháu Bách Việt, được biết đến, còn ghi trong thư tịch cổ.

Cụ Can 86 tuổi. An vui. Năng động hơn thanh niên. Tối hôm trước, mưa tầm tã. Chúng tôi sợ mưa nên chần chừ,cụ bảo: “Mưa cũng cứ đi”.

Sớm mai chúng tôi đi trong mưa.

Lương y Nguyễn Tiến Cường vừa lái xe vừa tụng Chú Đại Bi. Giọng anh ấm mạnh, uyển chuyển, giúp chúng tôi bình yên thanh tịnh. Niềm an lạc ngập tràn. Tôi mơ nếu tất cả các bạn trẻ cầm lái ô-tô, xe máy, đều hiểu Phật pháp như anh Cường, chắc chắn giảm tai nạn giao thông.

Trên xe, cụ Can chuyển bức tâm thư cụ viết ngày 20- 9- 2011 về nguyện vọng cuối đời mình“Muốn cùng với những người tâm huyết sưu tầm khảo cứu sâu hơn đất Kẻ Xốm góp phần tìm hiểu Nguồn gốc dân tộc và Văn minh Việt cổ”.Cụ Can sinh ở Kẻ Xốm, nay là phường Phú Lãm, Quận Hà Đông- Hà Nội. Là học sinh trường Bưởi, nguyên phó Ban tổ chức Trung ương. Hai mươi năm về hưu, cụ lậpTrung tâm Văn hóa Người Cao Tuổi, mời được một số các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, tâm linh, các cụ trông coi các chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ họ,cộng tác hoàn thành Bộ sưu tập khảo cứu Những khám phá và nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nền Văn minh Việt cổ do PGS Đỗ Hữu Tòng 81 tuổichủ biên. Cụ Tòng qua đời năm 2010, khi xong bộ sách. Cụ Can và nhóm vẫn kiên cường vượt khổ, tiếp tục công việc. Các cụ đang chuẩn bị Hội thảo khoa học“Dâng nén tâm hương ghi nhớ Tổ Tiên Dân Tộc Việt Thời Dựng Nước”.

Cụ Can chân thành mời tất cả mọi người dân Việt trong, ngoài nước tham gia Hội thảo lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm Văn hiến.

Nhà thờ Nguyễn Vân tại KẻXốm

Cụ Can dẫn chúng tôi thăm cụ Nguyễn Vân Tằng tại Kẻ Xốm, thời Pháp gọi là tổng Xốm. Con đường vào làng Vân Nội nay là phố,

*

còn dấu vết của nhánh sông Hát thời Hai Bà Trưng bị lấp. Cổng làng Vân Nội ghi chữ Hán Hồng Bàng Dã. Làng bây giờ hóa phố với những biệt thự ba tầng, sân cây cảnh. Hết ruộng trồng lúa. Dân sống bằng nghề trồng cây cảnh. Cụ Tằng và vợ ở một khu vườn xanh, giữ ngôi nhà thờ Tổ họ Nguyễn, với bài vị Bách Việt Thiệu Tổ (các vị Tổ của Bách Việt).

Cụ Tằng đã cung cấp nhiều tài liệu thư tịch cổ đang lưu giữ tại nhà thờ họ Nguyễn, hướng dẫn điền dã và nhiều thông tin quan trọng về Tổ Tiên giúp nhóm sưu tập khảo cứu. Ngàn đời nối đời, gia đình cụ gìn giữ tư liệu Tổ Tiên truyền và hương khói giữ những ngôi mộ Tổ Bách Việt vùng Kẻ Xốm theo phả cổ.

Cụ Tằng trên 80 tuổi đang yếu mệt. Gặp chúng tôi, cụ thêm sức mạnh, ngồi dậy trò chuyện:

- Cha dẫn tôi đi các ngôi mộ cổ Kẻ Xốm thắp hương giữ mộ các cụ Tổ Bách Việt. Ngôi mộ Tổ giữa đồng, phát to nhất. Cha nói“Cụ Tổ này đẻ ra tất cả con cháu trong nước. Ông nội trước khi chết dặn. Khôngđược bỏ ngôi mộ này. Mất ngôi mộ này con cháu suy vong”. Tôi học Hán Nôm, đọc được chữ của các cụ. Cha cùng tôi đi tìm lại ngọc phả, thư tịch dòng họ, được giấu ở một số đền, miếu, hang núi, mang về nhà, cha giao cả cho tôi. Tôi vừa nuôi đàn con trong nghèo khó, vừa dịch phả, sách cổ, miếu hiệu, sắc phong. Tôi biết từng ngôi mộ của Tổ Tiên ở vùng này do gia tộc Nguyễn Vân chăm giữ. Đây là đất của Tổ Tiên. Thời Tiên Rồng đất này đã có. Tôi liên tục nhắc các đời chính quyền muốn yên ổn, đừng động đến những ngôi mộ cổ. Nhưng họ bướng không nghe, san ủi mất một số mộ. Nhiều người phá mộ bị chết. Chủ tịch xã chết. Mới đây mấy đứa cuốc phá mộ Tổ, chúng tự chém nhau mà chết.

Cụ Tằng nói đi nói lạichuyện phá mộ Tổ Tiên mà đột tử:

- Tôi chưa bao giờ thấy người chết đến phát sợ như vậy. Ai phá mộ là chết. Ai ăn nói hồ đồ phạm đến Tổ Tiên là chết. Bâygiờ ai cũng sợ rồi. Khu mộ Bát Bộ Kim Cương đang làm dự án phải ngừng. Mộ Hương Vân Cái Bồ Tát được dòng họ Đỗ xây lại, phụng thờ. Mộ Bát Bộ Kim Cương họ Đỗ đã xin nhà nước được khu đất bảo tồn…

Trong nhà thờ họ Nguyễn. Anh Nguyễn Vân Liên, con trai cả cụ Tằng cùng chúng tôi thắp nhang khấn Tổ Tiên.Ngôi nhà thờ bị Pháp đốt, dân cứu được bức hoành phi lớn, ghi chữ Bách Việt Thiệu Tổ nước sơn cháy đen xém.

Những thư tịch ở từ đường này cho biết Bách Việt khởi đầu từ họ Việt Thường. Người dân thuộc nhiều dân tộc, văn minh hùng cường, gọi là Bách Việt. Tuy nước Văn Lang bị đô hộ, nhưng dân nhiều, nên giữ được huyết thống Việt Thường, tộc Kinh. Bách Việt xưa lập quốc tự chủ. Văn hóa phát sinh theo thổ nhưỡng, khí hậu, khí chất riêng. Có Quốc Đạo là Sa Môn Phật giáo, thờ cúng Tổ Tiên, tôn hiệu là: Trời, Đất, Phật,Thánh, Thần, Tiên, Ngọc Hoàng, Vương Mẫu.

Từ vạn cổ Bách Việt đã có Đạo. Thời Ngô, Đinh (968- 980) xây bảy mưoi hai ngôi đền NamThiên Thất Thập Nhị Thần Từ, Phật Tự.

*

Nhà thờ Nguyễn Vân là một trong bảy mươi hai ngôi đền đó. Nay Kẻ Xốm còn lại một số ngôi đền. Một số ngôi đền Tổ Tiên phải di chuyển đi các vùng khác, tránh giặc đốt phá.

Đền thờ Kinh Dương Vương cũng chuyển đi nhiều nơi. Trong đó có Đền Kinh Dương Vương ở Thuận Thành- Bắc Ninh đàng hoàng, trang trọng, được Nhà nước cúng lễ, tôn tạo. Đầu năm 2013.Chúng tôi lễ Đền Kinh Dương Vương- Thuận Thành, dâng hương ngôi điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, có tượng thờ Hương Vân Cái Bồ Tát, mẹ của Đức vua Kinh Dương Vương.

Từ Bách Việt Thiệu Tổ đến triều Lý Thái Tổ (1010- 1028) gọi là Ngũ Bách danh chân kinh. Các vị Bách Việt nguyên trưởng, đều được tôn xưng Phật hiệu.

Ngôi mộ Tổ

Trời mưa tầm tã. Chúng tôi che ô, mặc áo mưa cùng anh Liên đi bộ ra tạ mộ Tổ giữa làng Vân Nội, xưa là cánh đồng, nay nhà tầng vây bủa san sát. Rẽ một ngách nhỏ còn một khu mộ, xung quanh nhiều mộ dân chen xây to tướng. Ngôi mộ Tổ ngự ngàn đời, nhiều kiếp dưới tán cây già, là một nấm đất to, rộng, vững chãi, cỏ xanh êm mượt. Chúng tôi,những kẻ mù mờ, ăn chay niệm Phật đi tìm Tổ Tiên, thắp hương khấn Tổ trong màn mưa. Ai cũng bị ướt, mà lòng thanh thản. Chụp ảnh, trời mưa tối, mà hình ảnh sáng đẹp, trong suốt, bạn Ánh Tuyết bảo “Khí thiêng cô ạ”.

Chúng tôi là người trần vô minh. Không hiểu được thế giới thiêng bí ẩn. Chỉ biết các cụ ta giữ mả Tổ vô cùng khó nhọc. Đền xây nhiều nơi, mộ giả làm nhiều chỗ, tránh kẻ thù đào bới.Thành ngữ Việt “Giữ như giữ mả Tổ”.

Gia tộc cụ Nguyễn Vân Tằng và bản thân cụ đã giữ được mả Tổ Tiên truyền cho hôm nay là thiêng liêng. Điều bí ẩn hiện ra vào lúc nào, còn phải chờ Thiên cơ.

Hương Vân Cái Bồ Tát

Mưa cứ mưa. Cụ Can bảo “Hăm mốt Lê Lai/ Hăm hai Lê Lợi”. Tháng tám có hai ngày giỗ Lê Lai, Lê Lợi liền nhau. Mưa cả hai ngày.Chúng tôi mang mưa ướt lên ô- tô về Ba La- Hà Đông cách Vân Nội- Thanh Oai không xa,tạ mộ Hương Vân Cái Bồ Tát.

Xem thêm: Thế Nào Là Một Ngày Làm Việc Hiệu Quả ? 6 Cách Đơn Giản Để Có Một Ngày Năng Suất Hơn

Là ngoại Tổ tối cao của dòng họ Nguyễn Vân ở Vân Nội (Kẻ Xốm) cụ Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát được thờ cùng liệt vị Tổ Tiên họ Nguyễn Vân tại nhà thờ

*

Nguyễn Vân. Hàng ngàn năm qua, họ Nguyễn Vân hương khói giữ gìn ngôi mộ của cụ.

Cụ Tằng đã trông giữ ngôi mộ này theo Ngọc phả gia tộc. Đó là mộ cụ Đỗ Quý Thị (vợ cụ Đế Minh- Nguyễn Minh Khiết đạo hiệu Hương Vân Cái Bồ Tát. Hai cụ sinh Nguyễn Lộc Tục- Kinh Dương Vương). Hơn chục năm nay, họ Đỗ tụ hội, thành lập Câu lạc bộ họ Đỗ Việt Nam, cứ đến ngày sinh, ngày hóa Hương Vân Cái Bồ Tát- Đỗ Quý Thị, đều vào dâng hương nhà thờ Nguyễn Vân và tạ mộ cụ ở Ba La và Khu mộ tám người em trai cụ là Bát Bộ Kim Cương ở Gò Thiềm Thừ thôn Vân La, cách mộ cụ không xa.

Tiền nhân họ Đỗ cổ xưa nhất được biết đến, ghi trong thư tịch là cụ Đỗ Quý Thị, húy là Ngoan, tên tự Đoan Trang và tám người em trai được phong hiệu Bát Bộ Kim Cương. Cụ tu theo đạo Sa Bà. Đạo của Đế Thiên Phục Hy hiệu Hư Không giáo chủ cách đây 5000 năm. Cụ tu nhiều năm tại hang Tiên Phi- Hòa Bình gọi là Sơn Trại Chúa Mường, Tây Vương Mẫu, Mẫu Đầm Đa. Khi Lộc Tục được cha truyền ngôi, xưng Kinh Dương Vương, lập đô ở Kẻ Xốm, đã đón mẹ về tu ở chùa Đại Bi gần ngã ba Ba La. Những người dân các dân tộc Bách Việt từ miền núi đến đồng bằng đều tu Đạo Sa Bà cùng cụ.

Cụ mất. Dân lập tượng thờ cụ tại chùa Đại Bi. Chùa bị hủy hoại, dân làng Vân La chuyển tượng thờ ở chùa Đại Bi về chùa Vân La, cách khu Gò Thiềm Thừ 200m. Chùa Vân La tên chữ là Đăng Vân ở thôn Vân La, xã Văn Khê- Hà Đông. Ngôi chùa cổ dưới tán cây Bồ Đề cổ thụ, bốn  năm người ôm không xuể. Chùa có giếng tròn, gọi là Giếng Mắt Rồng. Chùa còn pho tượng thờ cụ và con trai Lộc Tục bụ bẫm, mình trần rất đáng yêu.

Nay còn Đền thờ Hương VânCái Bồ Tát- Mẹ thân sinh của Đức vua Kinh Dương Vương ở Tiên Phi- Hòa Bình với những tượng nữ đội những chiếc mũ độc đáo hình củ ấu. Những chiếc mũ củ ấu vẫnđược những cô gái hậu duệ của các chiến sĩ thời Hai Bà Trưng đội. Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam phát hiện ở tỉnh Tây Sumatra Indonesia các cô gái dân tộc Minagkabau hiện nay đội những chiếc mũ củ ấu. Đó là dân tộc có nguồn gốc Việt, chiếm 80% tổng số 4,5 triệu dân Tây Sumatra.

Củ ấu là củ của một loài cây sống ở bùn ao, đầm Việt Nam.Mùa thu người Việt lội bùn, vớt củ ấu lên, rửa sạch, vỏ đen hơi cứng, nhẵn, luộc chín bóc vỏ dễ dàng, nhân màu trắng, bùi béo, bột mềm, ăn ngon, là vị thuốc. Củ ấu hình tam giác võng ở giữa, nhọn hai đầu, to gấp đôi củ lạc.

Phả họ Nguyễn ở từ đường Vân Nội do cụ Nguyễn Vân Tằng giữ, viết chi tiết về cội nguồn dân tộc Việt, trong đó có phần tín ngưỡng dân gian Việt, cùng sự tích Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công Đồng và Ngũ vị Tôn Ông trong Đạo Mẫu Việt Nam mà thủy tộc là Hương Vân CáiBồ Tát. Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Mẹ Việt bắt nguồn từ Hương Vân Cái Bồ Tát, thành Đạo gốc Tổ Tiên Bách Việt. Sau này Đạo Phật vào Việt Nam đã thông thái hợp với Đạo  Mẫu

(Đạo Sa Bà) mà nhanh chóngthấm hồn Việt thành ĐạoPhật Việt Nam.

Đạo Phật Việt Nam thấm đẫm tín ngưỡng Đạo Mẫu bản địa.

Người Việt tụng kinh Phật thường có câu“Nam mô HươngVân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát”.Câu  tụng này là câu mở đầu trước khi khai kinh kệ của bất cứ chùa nào.

Thần chú Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề chính là Phật Mẫu Hương Vân Cái.

Chúng tôi thắp hương tạ mộ Hương Vân Cái Bồ Tát mới được dòng họ Đỗ xây mái che, khiêm nhường ngự trong một ngách phố thuộc khu Ba La, xưa là ruộng lúa.

Trong khói hương mưa gió,chúng tôi thành tâm sám hối trước Mẫu về tội mình luôn tụng niệm“Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát” mà không hiểu Mẫu là người máu thịt, là Mẹ Việt Nam từng sống thực trên đất này với tình yêu vượt lên nỗi đau, tu thành Đạo Mẫu Việt.

Khu Mộ Bát Bộ Kim Cương

Cụ Đỗ Hữu Tòng mấy chục năm nghiên cứu dòng họ Đỗ của mình đã tiếp cận nguồn tư liệu Hán Nôm quý được gia tộc Nguyễn Vân thôn Vân Nội- Thanh Oai- Hà Nội giữ. Đặc biệt là hai bộ Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư (nội dung về thời cụ Phục Hy đã làm Chủ trưởng ở vùng Thạch Thất. Quốc Oai, Chương Mỹ… đến các thế hệ sau).

Một trong những di tích quan trọng nhất của dòng họ Đỗ Việt Nam là Gò Thiềm Thừ (hay Gò Ba La), trên cánh đồng thôn Văn La (nay thuộc khu đô thị Văn La- Hà Đông).

Theo các cụ cao niên Văn La kể lại thời thuộc Pháp phần lớn ruộng đất ở đây của người Cự Đà. Cánh đồng Văn La thuộc sở hữu của một gia đình điền chủ giàu nổi tiếng làng Cự Đà là Trịnh Văn Cối. Ngày nhỏ các cụ theo các bậc trưởng thượng lên Gò thắp hương. Gò cao lắm, phải níu gốc cây trèo lên. Trên gò có hai bia con cóc, sau này người ta đóng bè chuyển về Cự Đà. Việc thờ phụng nhạt dần.

May cụ Đỗ Tòng và nhóm nghiên cứu tiền sử đã tiếp cận được nguồn tư liệu Hán Nôm được cụ Nguyễn VânTằng giữ. Đặc biệt là hai bộ Cổ Lôi ngọc phả truyền thư nói rõ về Hương Vân Cái bồ Tát- Đỗ Quý Thị và tám em trai của cụ được tôn hiệu là Bát Bộ Kim Cương.

 

*

Bia con cóc ở mộ Bát Bộ Kim Cương trên Gò Thiềm Thừ (Gò Cóc Thần) nay vẫn còn bên bờ sông Nhuệ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai- Hà Nội.Hai bia đều bằng đá, hình trụ, chữ nhật, đỉnh trụ có con cóc ôm quả địa cầu, tượng trưng Cóc là Cậu Ông Trời. Lưng cóc tạo một hốc đựng dầu và bấc, khi đốt lên là cây đèn thờ. Bốn mặt bia đề bốn câu chữ Hán: “Phương phần báu vật/ Vạn cổng hiễm nhiên/ Chỉ hạng lưu hương/ Thiên thu thường tại”.

Lời dịch của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp năm 1798: “Lối cũ dấu thơm/ Nghìn xưa vẫn đó/ Cây to báu vật/ Muôn thuở còn đây”.

Tám vị em trai Hương Vân Cái Bồ Tát là Tổ nghề sắt, đúc đồng, rèn vũ khí đánh giặc và chế tác những Trống Đồng nổi tiếng của người Việt. Nhiều Trống Đồng có đúc tượng cóc trên mặt trống. Dân gian yêu mến hình tượng cóc Thần, nên có câu ca dao:“Con cóc là cậu Ông Trời/ Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho”.

Họ Đỗ vốn từ họ Nguyễn tách ra rất sớm, gọi là Nguyễn Đỗ, từ Bình An Tổng, Vân Lôi Trang xuống vùng đất hồ mây mù (Hà Nội ngày nay) lập nghiệp, trồng lúa, đánh cá. Ông bà sinh được chín người con, một gái tám trai, người đời gọi ông là Long Đỗ.

Chị cả tu thành Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám em trai có công cùng chị nuôi dạy Nguyễn Lộc Tục và rèn các loại vũ khí, giúp cháu đánh giặc, được dân tôn Pháp hiệu Bát Bộ Kim Cương.Trong các chùa Việt đều có tượng Bát Bộ Kim Cương và bài kinh Hành Lễ Bát Bộ Kim Cương“…Kim Cương bất hoại thân/ Lại mây nhân duyên ấy/ Được sức bền vững lớn/ …”

Đến các chùa Việt cổ chiêm ngưỡng tám pho tượng Bát Bộ Kim Cương, Phật tử thêm sức mạnh. Mỗi vị một dáng điệu, một nguồn năng lượng thiêng, mỗi vị dùng một loại vũ khí chuyển động không gian, mỗi vị một tài năng, thần thông biến hóa, diệt từ tai họa cứu dân,cứu nước.

Tám vị Bát Bộ Kim Cương là tám con người thật được phong Phật hiệu. Đỗ Xương- Thanh Trừ Tai Kim Cương. ĐỗTiêu- Tịch Độc Thần Kim Cương. Đỗ Hiệu- Hoàng Tùy Tai Kim Cương. Đỗ Cường- BạchTịnh Thủy Kim Cương. Đỗ Chương- Xích Thanh Hỏa Kim Cương. Đỗ Dũng- Tịnh Trừ TaiKim Cương. Đỗ Bích- Từ Hiền Thần Kim Cương. Đỗ Trọng- Đại Lực Thần Kim Cương.

Trời vẫn mưa rất to. Chúngtôi rời ngôi mộ Hương Vân Cái Bồ Tát về Khu đô thị Văn La, tạ mộ Bát Bộ Kim Cương nơi Gò Thiềm Thừ đã chính thức được bảo tồn, đang chờ xây dựng lại.

Những ngôi nhà chọc trời ngạo nghễ, vẫn còn đây Gò Thiềm Thừ không bị dự án san lấp. Sự thật những con người thật linh thiêng, hào hùng, tái đức, oanh liệt là Tổ Tiên chúng ta đã hiển linh nơi những ngôi mộ Bát bộ Kim Cương.

Không còn nghi ngờ. Không thể bàn cãi. Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát (Mẹ của Kinh Dương Vương) và Bát Bộ Kim Cương là những con người thật thuộc về Tổ Tiên Bách Việt xa xưa được biết đến bằng cổ phả, bằng mộ, bằng bia, bằng pháp danh Phật tỏa linh khí những ngôi chùa. Những ngôi mộ các Ngài còn đây, hào quang dẫn dắt cháu con tìm về cội nguồn Cha Mẹ Rồng Tiên. Ai dám bảo Kinh Dương Vương là nhân vật huyền thoại Trung Quốc? Họ bảo vậy. Họ bảo Phục Hy, Thần Nông… và các Liệt Tổ Tài Đức của chúng ta đều là nhân vật huyền thoại Trung Quốc.

Hãy tin hồn thiêng trong lòng Đất Việt. Sự tráo trở này đã được hào quang của Tổ Tiên Bách Việt bay lên từ lòng đất Mẹ Việt bừng linh khí, làm sáng tỏ.

Thế kỷ XXI. Thế kỷ của Tâm linh.Của thông tuệ Trí Huệ. Người trần mắt thịt ngù ngờ, chớ hồ đồ nói năng, hành động mà mang tai họa cho thân mình, cho gia đình, dân tộc. Thờ Đạo Mẫu- Đạo Phật Việt Nam chuyển hóa tâm thức từng con người, sống Chân Thiện Mỹ. Không “Rướcvoi dày mả Tổ” bằng  các dự án để cứu giống nòi Việt trường tồn cội nguồn Bách Việt.
Xem thêm: Thông Tin Từ Tịnh Thất Quan Âm Về Việc Đại Đức Thích Giác Nhàn

Mộ của các Ngài Bát Bộ Kim Cương ở Gò Thiềm Thừ cổ đại đã được Nhà nước giao cho họ Đỗ Việt Nam quản lý và sẽ sớm được tôn tạo, xứng tầm Linh tích Quốc gia.

Thắp nén tâm nhang tạ những ngôi mộ Tổ Bách Việt trong mưa. Chúng tôi biết mình phải sám hối. Liên tục sám hối trước Tổ Tiên bởi mình trần tục, mê mờ, u tối, không biết đón nhận hào quang của Tổ Tiên luôn tỏa sáng, dẫn dắt cháu con sống an bình, hạnh phúc. Sám hối và hành động tìm về Tổ Tiên, theo lời dạy của các Ngài

Facebook Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư họ Đỗ (Đậu) Zalo Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư họ Đỗ (Đậu) 02422123883