Di tích và lịch sử

HOÀNG HẬU ĐẦU TIÊN

08 June, 2022
Theo các giai thoại dân gian lưu truyền ở vùng Thái Bình và ghi chép trong một số thần tích, ngọc phả thì người vợ đầu tiên của Lý Nam Đế là Đỗ Thị Khương, quê ở trang An Để hay còn gọi là hương Màn Để (nay là xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Theo truyền tích, ở trang An Để có gia đình ông Đỗ Công Cần và bà Đào Thị Hoan làm thuốc chữa bệnh, ăn ở nhân đức, hiền hậu. Hai vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con nên thường đi cầu khẩn nhiều nơi. Một lần, sau khi đi lễ chùa Hương Tích về, bà Đào Thị Hoan nằm mộng thấy một cụ già tướng mạo phúc hậu đến trao cho một chiếc gương tứ diện. Sau đó, bà thụ thai và sinh hạ một người con gái đặt tên là Đỗ Thị Khương, thường gọi là Khương Nương. Từ nhỏ nàng Khương đã thông minh, sáng dạ, chăm chỉ, ngoan ngoãn, cha mẹ rất yêu quý; đến tuổi trưởng thành ngày càng xinh đẹp, năm 16 tuổi nổi tiếng nhan sắc tuyệt trần, má phấn, môi son, mắt phượng, mày ngài..., tiếng đồn nức tiếng khắp vùng. Một buổi Lý Bí cưỡi ngựa đi trên cánh đồng, bỗng như thấy rực ánh hào quang và nghe tiếng người từ xa vọng lại. Thúc ngựa đi tới, ông nhận ra một người con gái vừa cắt cỏ vừa hát: Tay cầm bán nguyệt giật vào; Muôn ngàn hoa thảo biết vào tay ai. Yêu cảnh mến người, Lý Bí liền mang lễ vật đến hỏi Đỗ Thị Khương về làm vợ, phong làm Đệ nhất phu nhân. Có thuyết khác kể rằng, một hôm trên đường đi về một đồn trại ở Tây Để (nay là Hữu Lộc thuộc xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), Lý Bí bỗng thấy một ánh hào quang dưới cánh đồng sau đồn trại. Thấy lạ, ông sai vệ sĩ đến xem sự thể thế nào, thì chỉ thấy một cô gái xinh đẹp đang cắt cỏ, be bờ giữ nước mới nói rằng: Cô gái kia, sao chủ tướng ta tới đây mà cô không đến làm lễ cho đúng đạo trên dưới.       Cô gái ấy chính là Đỗ Thị Khương, nghiêm nét mặt chỉ tay xuống bờ ruộng mà nói: Tôi còn đang bận diệt giặc cỏ, be bờ để giữ nước, các anh không thấy sao? Nghe chuyện, Lý Bí rất ngạc nhiên, liền tự mình đến chỗ nàng Khương đang làm ruộng, cất tiếng hỏi: Nàng đang làm gì mà trên tay cầm gì vậy? Nàng Khương nhẹ nhàng đáp lại bằng lời nói thánh thót như thơ: Tay cầm bán nguyệt thênh thanh. Em đang giữ nước sửa sang cõi bờ. Trở về, Lý Bí cho người sắm sửa lễ vật để cầu hôn cô gái xinh đẹp, nết na, chăm chỉ và thông minh ấy. Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương đã giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy, lập căn cứ chống quân Lương. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đã cho người đón Đỗ Thị Khương về Long Biên phong làm hoàng hậu hiệu là Linh Nhân và bà chính là hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử các triều đại phong kiến ở nước ta. Ở trong cung được 4 năm thì cha lâm bệnh mất, hoàng hậu Đỗ Thị Khương xin vua được về quê chịu tang. Tang lễ vừa xong, thì thân mẫu hoàng hậu là bà Đào Thị Hoan, vì tuổi già, lại đau buồn trước cái chết của chồng nên cũng lâm bệnh nặng, chẳng bao lâu cũng qua đời. Đau buồn khi mất cha, mất mẹ, hoàng hậu Đỗ Thị Khương viết biểu tâu vua cho phép ở lại quê chịu tang cha mẹ và được chấp thuận. Trong khi hoàng hậu đang ở quê nhà chịu tang thì việc nước lại gặp cơn sóng gió. Quân Lương do tướng Trần Bá Tiên cầm đầu kéo sang đánh báo thù nhằm tái lập ách đô hộ ở nước ta. Thế giặc rất mạnh, sau nhiều trận kịch chiến, quân ta yếu thế hơn nên vào cuối năm 546, Lý Nam Đế rút về động Khuất Lão rồi ủy thác việc chống giặc cho tướng quân Triệu Quang Phục. Gần 2 năm sau, vua nhiễm cảm mạo, rồi mất vào ngày 9-3-548. Nghe tin chồng mất, hoàng hậu Đỗ Thị Khương đau đớn, kêu khóc thảm thiết. Mặc cho giặc giã, hoàng hậu quyết định tự mình đi tới động Khuất Lão viếng mộ chồng. Ngày 16-2-549, bà đến  động Khuất Lão rồi cùng các bô lão, dân chúng trong vùng dâng hương làm lễ. Truyền rằng khi lễ vừa xong thì trời đất đổi màu, mây đen phủ kín, gió thổi mạnh, sấm chớp vang trời. Sau khoảnh khắc đó, mây tan trời tạnh thì hoàng hậu đã biến mất, còn bên cạnh phần mộ của Lý Nam Đế lại có thêm một gò đống lớn, ai nấy đều kinh sợ, biết rằng hoàng hậu đã “hóa”. Lời bàn: Theo truyền thuyết còn lưu đến ngày nay thì Lý Nam Đế sinh ra đã mang bản mệnh đế vương, chỉ tiếc rằng ông không gặp vận nên Nhà nước Vạn Xuân không thể trường tồn. Mặc dù vậy, không ai có thể phủ nhận Lý Nam Đế là người Việt đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã xưng đế, đặt nhiều nền móng xây dựng chính quyền và quản lý đất nước, với sự nghiệp huy hoàng lưu dấu đến ngàn năm. Vì thế, trong sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có đoạn viết về ông như sau: Nam Đế nhà Lý dù không địch nổi quân Lương, việc lớn tuy không thành nhưng đã biết nhân thời cơ mà vùng dậy, tự làm chủ nước mình, đủ để tạo thanh thế và mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Việc làm của Lý Nam Đế há chẳng phải là hay lắm đó sao! Chỉ với bấy nhiêu chữ cũng đã đủ để hậu thế ngàn đời phải tôn vinh. Và điều đáng trân trọng nữa là trong sự nghiệp của Lý Bí, có sự đóng góp không nhỏ của bà hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam là Đỗ Thị Khương. Ghi nhớ ơn đức của bà, các triều đại phong kiến về sau đều ban sắc phong là Phúc Thần Thượng Đẳng để tri ân người phụ nữ đã giúp chồng dựng xây Nhà nước Vạn Xuân độc lập trong lịch sử.

BÁT BỘ KIM CƯƠNG VÀ DI TÍCH GÒ THIỀM THỪ

08 June, 2022
Một trong những di tích quan trọng bậc nhất của dòng họ Đỗ Việt Nam, là gò Thiềm Thừ (hay gò Ba La), trên cánh đồng của thôn Văn La (nay thuộc Khu Đô thị Văn La- quận Hà Đông). Theo các cụ cao niên của địa phương kể lại, thời thuộc Pháp phần lớn ruộng đất ở đây của người Cự Đà. Cánh đồng Văn La thuộc sở hữu của một gia đình điền chủ giầu có nối tiếng của làng Cự Đà tên là Trịnh Văn Cối. Ngày nhỏ các cụ vẫn theo các bậc trưởng thượng lên gò thắp hương, thì gò còn cao lắm, phải níu gốc cây mà lên. Trên gò còn có 02 bia con cóc, mà sau này người ta đóng bè chuyển về Cự Đà. Từ đó việc thờ phụng cứ nhạt dần, chỉ còn trong ký ức vài cụ cao tuổi, tưởng chừng mất hẳn. May sao, khi nghiên cứu về dòng họ, nhóm nghiên cứu do PGS Đỗ Tòng lãnh đạo đã tiếp cận được nguồn sử liệu Hán Nôm qúi giá được gia tộc họ Nguyễn Vân, ở Thôn Vân Nội, xã Phú Lương, huyện Thanh Oai lưu giữ. Đặc biệt là hai bộ Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư (nội dung nói về thời Phục Hy đã làm Chủ trưởng ở vùng đất Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ… đến các thế hệ sau. Ở đây có nói đến nước Xích Quỉ do Kinh Dương Vương đứng đầu) và Bách Việt Tộc Phả (có ghi rõ đây là phả mật, không truyền ra ngoài)…Những tài liệu này đã được Nhóm nghiên cứu dịch ra chữ Quốc ngữ, xin trích một đoạn đoạn: “Thủy Tổ Tỷ Hương Vân Cái Bồ Tát Đỗ Quí Thị (Quý bà họ Đỗ). Có tên là Ngoan, bị chồng bỏ thì đem con vào Động Tiên Phi (ở tỉnh Hoà Bình) tu hành, dạy dân làm điều thiện, bỏ điều ác và nuôi con là Nguyễn Lộc Tục trưởng thành. Đạo hiệu là Diệu Tín Thiền Sư. Trong nước có giặc Ma Mạc quấy phá ở núi Tử Di Sơn, Bà cho con đem bánh chưng, bánh dày dâng lên Đức Ông Nguyễn Minh Khiết (hiệu Thái Khương công). Được Đức Ông khen và giao cho binh quyền dẹp giặc. Nguyễn Long Cảnh là chú thấy cháu là con trưởng còn ít tuổi, xin anh cho đi cùng với cháu. Dẹp được giặc Ma Mạc, Lộc Tục lúc trở về đi qua hồ Động Đình, được Động Đình quân gả con gái cho, đó là Mẫu Thượng Ngàn. Còn có 8 anh em trai của Bà (có nghề rèn đúc đồng, làm vũ khí) là: Đỗ Xương, Đỗ Tiêu, Đỗ Kỷ, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng.  Đời sau, tôn hiệu Bà là Hương Vân Cái Bồ Tát (Tây Vương Mẫu). Người dân tộc Mường- Hoà Bình gọi Bà là Sơn trại Chúa Mường. Tám em trai Bà được tôn hiệu là Bát Bộ Kim Cương bồ tát.  Tám vị mà Lộc Tục gọi là cậu (em mẹ) thường được gọi là Bát Bộ Kim Cương và mang Phật hiệu, là: 1-Đỗ Xương, hiệu Thanh Trừ Tai Kim Cương; 2- Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thận Kim Cương; 3- Đỗ Kỷ, hiệu là Hoàn Tuỳ Cầu Kim Cương; 4- Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thuỷ Kim Cương; 5-Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương; 6-Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương; 7- Đỗ Bích, hiệu là Tử Hiền Thần Kim Cương; 8- Đỗ Trọng, hiệu là Đại Thần Lục Kim Cương.”    Bia con cóc ở Mộ của 8 vị này trên gò Thiềm Thừ  (gò cóc Thần) nay vẫn còn trên bờ sông Nhuệ, ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.  Hai bia đều bằng đá, hình trụ chữ nhật, trên đỉnh trụ bia có con cóc ôm quả địa cầu, tượng trưng là "Cậu Ông Trời" (Ngọc Hoàng Thượng Đế). Cóc đá có chiều cao 27 cm, dài 42 cm, nằm trên bệ đá hình vuông 48 cm x 48 cm. Trên lưng cóc tạo hốc sâu, để chứa dầu và bấc. Khi đốt lên là hai cây đèn thờ. Bốn mặt bia đề bốn câu chữ Hán.    Phiên âm chữ Hán:    - Phương phần bảo vật - Vạn cổ nghiễm nhiên - Chi hạng lưu hương - Thiên thu thường tại. Lời dịch của La Sơn Phù Tử Nguyễn Thiếp năm 1789:  - Lối cũ dấu thơm  - Nghìn xưa vẫn đó - Cây to báu vật   - Muôn thuở còn đây. Tuy giống nhau về hình thức, nhưng hai bia có điểm khác về kích thước. Một bia có chiều cao từ mặt đất đến đỉnh đầu cóc đá 140 cm, kích thước chiều rộng trụ 40 cm x 42 cm. Bia thứ hai có kích thước chiều cao 165 cm, chiều rộng 37 cmx 40 cm. Ngọc phả còn cho biết, Lộc Tục được cha truyền ngôi có hiệu là Kinh Dương Vương đứng đầu nước Xích Quỉ, trước khi ra đời nước Văn Lang. Đời sau tôn xưng ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tám ông cậu của ngài có công giúp cháu từ trứng nước đến khi trưởng thành, được tôn hiệu là Bát Bộ Kim Cương Bồ Tát và được dân gian gắn với hình tượng cóc thần, nên mới có câu ca dao: Con cóc là cậu ông Trời Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho. Các vị đó còn là Tổ nghề đúc đồng, rèn ra vũ khí đánh giặc và chế tác những trống đồng nổi tiếng của người Việt, nhiều trống có đúc tượng cóc trên mặt trống. Như vậy Bát bộ Kim Cương là những nhân vật có thật và thuộc về những vị Tổ xa xưa nhất của Dân tộc được biết đến nay. Mộ của các ngài hiện còn ở vùng Ba La đã được Nhà nước giao cho họ Đỗ Việt Nam quản lý, và sẽ sớm được tôn tạo xứng tầm là một di tích Quốc gia. Đỗ Quang

MỐI TÌNH 31 NĂM, ĐƯỢC CHỦ TỊCH NƯỚC ĐÍCH THÂN MỞ LỜI XIN DÂU

28 May, 2022
MỐI TÌNH 31 NĂM, ĐƯỢC CHỦ TỊCH NƯỚC ĐÍCH THÂN MỞ LỜI XIN DÂU, PHIM ẢNH SAO THỂ SO SÁNH… (Một câu chuyện dài nhưng cực kỳ đáng đọc) Gặp gỡ và yêu đương ở tuổi đôi mươi, nhưng tình yêu dữ dội mà âm ỉ ấy chỉ được tác thành khi ông Phạm Ngọc Cảnh và bà Ri Yong Hui đã ở tuổi xế chiều, sau 31 năm chia cách. 1. MỐI TÌNH NGANG TRÁI BỊ CẢ 2 QUỐC GIA NGĂN CẤM... Ông Phạm Ngọc Cảnh, người Hà Nội là 1 trong 200 sinh viên đến Triều Tiên những năm 1960, 1970 để học tập. Năm 1971, ông Cảnh là sinh viên Đại học Hóa học Công nghiệp Hàm Hưng và đến thực tập tại nhà máy phân hóa học Hưng Nam. Tại thành phố sát bờ biển ấy, ông đã gặp tình yêu của đời mình, bà Ri Yong Hui, là nhân viên phòng thí nghiệm ở nhà máy. Ngay từ khi nhìn thấy Yong Hui, chàng thanh niên Việt Nam đã rung động, thầm nghĩ: “Nếu cô ấy là vợ mình thì hay quá!”. Cô gái Triều Tiên cũng ấn tượng với cậu sinh viên đẹp trai, nhưng “từ lúc đầu tiên nhìn vào mắt ông ấy, tôi đã rất buồn vì tình yêu sẽ không thành”. Lúc bấy giờ, cả Triều Tiên và Việt Nam đều không cho phép yêu đương, kết hôn với người nước ngoài. Nhiệm vụ của sinh viên Việt Nam là tập trung học tập để trở về tái thiết Tổ quốc sau chiến tranh. Phía Triều Tiên thì còn nghiêm khắc hơn, họ tuyệt đối không cho phép kết hôn với người nước ngoài. Nhưng trái tim thì có lý lẽ riêng. Chàng sinh viên tìm cách “cưa đổ” tình yêu sét đánh trong vòng bí mật. Mỗi khi thấy nàng đi lấy mẫu phân tích, chàng lại cố tình đi ngược chiều, chào hỏi một câu và rồi lướt qua nhau. Khi thời gian thực tập kết thúc, chàng đến trực tiếp phòng phân tích hóa học gặp mặt nàng. Ri Yong Hui nói rằng mình chưa có người yêu, thế là chàng lấy tấm ảnh chụp cùng 2 người bạn cũng là du học sinh, gói vào chiếc khăn mùi xoa mua ở Trung Quốc trao cho nàng làm tin, rồi xin địa chỉ nhà nàng. “Tôi tìm đến nhà gặp thì cô ấy rất ngỡ ngàng. Lúc ấy có hai chị em cô ấy ở nhà. Tôi hẹn, vào hôm cô ấy đi làm đêm, sáng hôm sau sẽ ở nhà thì chủ nhật tôi xuống chơi” - ông Cảnh nhớ lại. Trong lần gặp đầu tiên ấy, ông đem theo máy ảnh đi cùng, chụp một bức ảnh kỷ niệm tình yêu. Khi đó, chàng sinh viên 22 tuổi, còn cô gái Triều Tiên mới 23 tuổi. Lần nào đến thăm, ông cũng ăn vận như người Triều Tiên, đi bus mất 3 tiếng, đổi bus mấy lần rồi xuống trạm cách nhà người yêu 2km, đi bộ vào để không ai để ý. Chủ nhật đến gặp một chút, rồi lại quẩy quả trở về trường đại học. Cứ như thế, họ yêu nhau trong thận trọng gần 2 năm, cho đến năm 1973, ông phải về nước. 2. "HAY CHÚNG MÌNH TỰ T.Ử ĐI ANH"... "Đến đầu năm 1973 tôi tốt nghiệp về nước và tạm biệt cô ấy. Hôm ấy, buổi chiều tôi trốn đi đến nhà cô ấy chia tay. Cô ấy lại tiễn tôi cùng bạn bè ra ga tàu. Tôi lại đi tàu lên thành phố, đêm hôm ấy 11 giờ mới ra ga đi lên tàu lên thủ đô Bình Nhưỡng. Lúc ở nhà cô ấy, thì cô ấy bảo tôi là: Hay chúng mình tự t.ử đi anh. Nhưng tôi bảo em đừng nghĩ thế, mình yêu nhau không có gì sai trái cả, việc gì mà phải chế.t. Tôi nói cô ấy hãy chờ tôi, có điều kiện tôi sẽ quay lại”, ông Cảnh nhớ lại. Để giữ kín chuyện tình mà luật hai nước đều không cho phép, người thanh niên đã mua một lô phong bì viết sẵn địa chỉ Ngân hàng Nhà nước, nơi mẹ ông làm việc, ghi tên người nhận là mẹ và dặn khi viết thư thì cho vào phong bì ấy, dán lại và gửi về Việt Nam chứ không dám để địa chỉ nhà. “- Chào đồng chí. Đồng chí Ri Yong Hui lúc này có mạnh khỏe không? Công việc thế nào? Mùa đông năm nay, tuyết ở Hàm Hưng có đổ dày hơn không? - Chúc đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao?”. Họ gửi thư qua lại cho nhau, gọi nhau là “đồng chí”. Những cánh thư gửi đi trong thấp thỏm, lời lẽ vô cùng chừng mực, không dám nhắc một lời đến yêu thương nhưng đã khiến cả hai nuôi hy vọng đoàn tụ. Năm 1978, ông Cảnh sang Triều Tiên công tác và hẹn gặp được người yêu đúng 1 lần rồi lại về nước. Ông dặn người yêu chờ, hẹn sẽ tìm cách để kết hôn. Bà Ri Yong Hui, cứ thế mà khép lòng với chuyện yêu đương, đợi chờ người tình sống cách mình 5.000 cây số. 20 năm sau đó, đến ngày 25/4/1997, thúc giục con trai duy nhất lấy vợ bất thành, cha ông Cảnh viết thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm: "Chúng tôi tha thiết đề nghị ông xem xét giải quyết trong chuyến đi này, chấp nhận cho hai cháu Cảnh và Ri Yong Hui được kết hôn và sống với nhau những năm còn lại của cuộc đời hai cháu. Kính mong ông thông cảm với nỗi buồn day dứt của gia đình chúng tôi, con trai lớn tuổi mà chưa lập gia đình...". Đó là những lời tràn đầy tâm tư của một bậc sinh thành đã tuổi cao sức yếu, dồn mọi hy vọng vào cậu con trai duy nhất muốn tác động đến phía Triều Tiên tác hợp cho hôn sự. Đó cũng là lần đầu tiên gia đình ông Cảnh được ông cho biết về mối tình câm lặng trong 26 năm. Thế nhưng, phía Triều Tiên không hồi đáp đề nghị của đoàn Việt Nam. 3. ĐÁM CƯỚI MUỘN SAU 31 NĂM CHỜ ĐỢI... Bà Ri Yong Hui vẫn chờ đợi, và ông Cảnh cũng không bỏ cuộc. Còn nhớ, Triều Tiên những năm 1990 liên tục bị thiếu đói, thiên tai, dù người Triều Tiên nỗ lực hết sức để trồng trọt. Việt Nam đã viện trợ và cho vay hàng trăm nghìn tấn gạo cho đến năm 2000. Trong số hàng trăm nghìn tấn gạo ấy, có 7 tấn mà bản thân ông Cảnh quyên góp được. Trong bầu không khí nồng ấm ngoại giao giữa hai nước, Việt Nam lại có đoàn sang Triều Tiên năm 2002, do Chủ tịch nước Trần Đức Lương dẫn đầu. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương kể lại rằng, khi được biết câu chuyện đó, ông rất cảm động. Thương cho chuyện tình yêu lứa đôi trắc trở mấy chục năm trời, ông đã đích thân “xin dâu”. Ông nhớ lại, phía bạn khi đó có thái độ nhẹ nhàng và chấp thuận ngay. Tháng 9/2002, Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo, việc kết hôn được Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên phê chuẩn. “Sau khi kết hôn, việc mà họ sống ở đâu là theo hy vọng của họ. Nếu cô Ri Yong Hui cư trú và sống tại Việt Nam thì cô ấy trở thành Công dân Triều Tiên ở nước ngoài”, công hàm đề ngày 4/9/2002 nêu rõ. Ông Cảnh hối hả sang Triều Tiên đón dâu. “Khi ấy, cán bộ ngoại giao Triều Tiên bảo tôi: Đồng chí không phải xuống địa phương, địa phương sẽ đưa cô ấy lên. Tôi ở đại sứ quán 15 ngày không biết tin tức gì, đến ngày thứ 15 thì họ đưa tôi ra gặp.”, ông Cảnh kể. Bà Đỗ Thị Hòa, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên cũng không thể quên hình ảnh cuộc gặp gỡ ấy, khi đang ngồi nói chuyện thì ông Cảnh đứng bật dậy, lao ra cầu thang, ôm lấy người yêu mà khóc như mưa. Hôn lễ phía nhà gái được cử hành theo nghi thức truyền thống tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bình Nhưỡng ngày 20/2, với khách mời là một người cháu gái của cô dâu, các thành viên ở Đại sứ quán Việt Nam, 3 người thuộc Bộ ngoại giao Triều Tiên, 2 người ở Thường vụ Quốc hội Triều Tiên và 2 người ở Hội Hữu nghị Triều - Việt. Ngày 31/12/2002, cuộc hôn nhân vượt biên giới, xuyên thế kỷ mới được tổ chức Hà Nội với 800 khách mời. Đám cưới bên nhà trai tổ chức linh đình, giải tỏa bao mong đợi, khát khao dồn nén 31 năm của đôi trẻ đã không còn trẻ nữa. Họ cưới nhau khi ông đã 53 tuổi, bà đã 54, đến được với nhau sau những năm tháng tuổi trẻ bị chia cắt. Nguyện vọng của gia đình với người con trai duy nhất, gần 30 năm tốt nghiệp về nước, cuối cùng cũng đã thành. Là một người Triều Tiên - đất nước bí ẩn nhất thế giới - sống tại nước ngoài, không biết tiếng Việt, không có gia đình người thân, bà Ri Yong Hui luôn đau đáu nỗi nhớ cố hương. Nhưng bên bà luôn có người chồng và tình yêu cháy bỏng. Từ khi đón được vợ về Hà Nội, ông Cảnh đi đâu cũng đưa vợ theo, như thể bù đắp lại những tháng năm xa cách. Nghĩ về mối tình xuyên thế kỷ của mình, ông trầm tư: “Người Việt Nam mình rất thủy chung, tôi thừa hưởng cái đạo đức, tư cách, tình cảm ấy. Tôi nghĩ, câu chuyện của chúng tôi cũng là để thế giới thấy rằng người Việt Nam không chỉ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thành công mà còn có tình yêu mãnh liệt không kém gì các dân tộc khác.”. Chuyện tình xuyên thế kỷ, xuyên biên giới đã nở hoa. (Ảnh chụp năm 2019) Via: Hoàng Nguyên Vũ (Nguồn: VTV)

HƯƠNG VÂN CÁI BỒ TÁT LÀ AI

28 May, 2022
Người Việt có tục thờ Thần trước, thờ Phật sau ( tiền Thần, hậu Phật ). Tổ Tiên Bách Việt thờ Mẫu Thần. Mẫu là Mẹ. Thần là con người thật, có Tâm Đức cứu dân, dựng nước, giữ nước, được dân tôn phong Phật hiệu, khi chết hiển linh Thần Thánh. Những ngôi chùa làng Việt Nam, đều có ban thờ Phật và thờ Mẫu Thần Thánh là những con người thật. Bạn đang xem: Hương vân cái bồ tát là ai   Tộc phả Bách Việt ghi từng vị Mẫu Thần Thánh là ai, ngày sinh, ngày mất, an táng tại nơi nào. Dựa vào ngọc phả, Thần tích, ngày nay chúng ta biết Tổ Tiên Bách Việt trên đất Việt 5000 năm trước đã có Đạo Sa Bà hay Sa Môn giáo. Phả cũ nói rõ đất Việt là Trung tâm giáo chủ của 37 Vương quốc theo Đạo Sa Bà. Cách đây trên 2.500 năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuvà Giác Ngộ. Đạo Phật đã nở hoa kết trái nơi đất Việt rất sớm, nhờ nền tảng Đạo Sa Bà của Bách Việt. Bằng chứng là khắp nước Việt ngày nay, các chùa đều đặt trước Tam Bảo một tòa tượng Cửu Long. Đó là chín con Rồng tượng trưng cho chín con suối và chín ngôi mộ các vua Hùng đã sinh ra chínhọ Hùng Vương gọi là Thủy Tổ Cửu Tộc. Tòa tượng Cửu Long còn là biểu tượng RồngTiên. Tượng Hương Vân Cái Bồ Tát, hình một vị sư đầu trọc, mặc váy, một tay chỉ  lên Trời, một tay trỏ xuống Đất đứng trong vòng Càn Khôn của Tòa tượng Cửu Long. Bách Việt tộc phả (đã dịch) ghi Ốc Tổ Bách Việt TriềuThánh Tổ Đệ Nhất Quảng Giáo Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương húy Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc (đổi họ Thần Nông thành họ Hồng Bàng) là con trai trưởng của Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết và bà Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát.Chồng lấy vợ hai, mẹ con bị bạc đãi. Bà Đỗ Quý Thị giận, đem Lộc Tục vào núi Hòa Bình tu. Nhiều năm cụ tu ở Động Tiên,huyện Lạc Thủy- Hòa Bình. Cụ cùng tám người em trai nuôi dạy con trai là Nguyễn Lộc Tục. Lớn lên Lộc Tục đánh thắng giặc Gạc Ma được cha Nguyễn Minh Khiết phong Thánh Tổ làm vua hiệu Kinh Dương Vương. Ngài lập kinh đô ở bến Ong, làng Vân Lôi (Kẻ Xốm) đặt tên nước là Xích Quỷ. Ngài sinh ngày 17- 8. Mất ngày 25-12. Mộ táng tại chỗ giáp ranh hai làng Quang Lâm và Vân Nội- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Đền thờ ngài 24 tòa xây tại 24 làng. Dân suy tôn Kinh Dương Vươnglà Ngọc Hoàng giáng sinh. Nơi thờ Ngài gọi là Thiên Đình. Tượng thờ Kinh Dương Vương gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế nay còn ở nhiều ngôi chùa miếu cổ. Làng Vân Lôi- Kẻ Xốm có dòng trưởng Nguyễn tộc Nguyễn Vân và nhà thờ Tổ, ruộng hương hỏa trăm mẫu. Hàng năm họ Nguyễn Vân cúng giỗ ba ngày liền, các làng khắp nơi đều đến. Lễ cúng có voi vàng, ngựa hồng, cờ, võng, lọng, những ông 12 đầu người mình rồng, mười hai Tiên nương… để ghi nhớ đất này là nơi yên nghỉ của các vị Tổ Bách Việt. Kẻ Xốm Ngày 26- 9- 2013. Cụ Nguyễn Mạnh Can (tên khai sinh Lê Văn Ánh) Giám đốc Trung tâm Văn hóa Người Cao Tuổi, dẫn chúng tôi về Kẻ Xốm địa linh và Ba la- Hà Đông- Thanh Oai- Hà Nội dâng hương tạ những ngôi mộ Tổ Tiên. Vùng đất Thanh Oai, ThạchThất, Quốc Oai, Chương Mỹ- Hà Nội, được coi là kinh đô cổ của các vua Hùng. Nơi đây các nhà nghiên cứu tiền sử đa ngành, đã tìm thấy nhiều di chỉ, chứng tích,mộ, ngày giỗ liệt vị Tổ Tiên thời Thần Nông- Hồng Bàng- Văn Lang. Đó là những bậc Tổ Tiên xa xưa nhất, con cháu Bách Việt, được biết đến, còn ghi trong thư tịch cổ. Cụ Can 86 tuổi. An vui. Năng động hơn thanh niên. Tối hôm trước, mưa tầm tã. Chúng tôi sợ mưa nên chần chừ,cụ bảo: “Mưa cũng cứ đi”. Sớm mai chúng tôi đi trong mưa. Lương y Nguyễn Tiến Cường vừa lái xe vừa tụng Chú Đại Bi. Giọng anh ấm mạnh, uyển chuyển, giúp chúng tôi bình yên thanh tịnh. Niềm an lạc ngập tràn. Tôi mơ nếu tất cả các bạn trẻ cầm lái ô-tô, xe máy, đều hiểu Phật pháp như anh Cường, chắc chắn giảm tai nạn giao thông. Trên xe, cụ Can chuyển bức tâm thư cụ viết ngày 20- 9- 2011 về nguyện vọng cuối đời mình“Muốn cùng với những người tâm huyết sưu tầm khảo cứu sâu hơn đất Kẻ Xốm góp phần tìm hiểu Nguồn gốc dân tộc và Văn minh Việt cổ”.Cụ Can sinh ở Kẻ Xốm, nay là phường Phú Lãm, Quận Hà Đông- Hà Nội. Là học sinh trường Bưởi, nguyên phó Ban tổ chức Trung ương. Hai mươi năm về hưu, cụ lậpTrung tâm Văn hóa Người Cao Tuổi, mời được một số các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, tâm linh, các cụ trông coi các chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ họ,cộng tác hoàn thành Bộ sưu tập khảo cứu Những khám phá và nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nền Văn minh Việt cổ do PGS Đỗ Hữu Tòng 81 tuổichủ biên. Cụ Tòng qua đời năm 2010, khi xong bộ sách. Cụ Can và nhóm vẫn kiên cường vượt khổ, tiếp tục công việc. Các cụ đang chuẩn bị Hội thảo khoa học“Dâng nén tâm hương ghi nhớ Tổ Tiên Dân Tộc Việt Thời Dựng Nước”. Cụ Can chân thành mời tất cả mọi người dân Việt trong, ngoài nước tham gia Hội thảo lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm Văn hiến. Nhà thờ Nguyễn Vân tại KẻXốm Cụ Can dẫn chúng tôi thăm cụ Nguyễn Vân Tằng tại Kẻ Xốm, thời Pháp gọi là tổng Xốm. Con đường vào làng Vân Nội nay là phố, còn dấu vết của nhánh sông Hát thời Hai Bà Trưng bị lấp. Cổng làng Vân Nội ghi chữ Hán Hồng Bàng Dã. Làng bây giờ hóa phố với những biệt thự ba tầng, sân cây cảnh. Hết ruộng trồng lúa. Dân sống bằng nghề trồng cây cảnh. Cụ Tằng và vợ ở một khu vườn xanh, giữ ngôi nhà thờ Tổ họ Nguyễn, với bài vị Bách Việt Thiệu Tổ (các vị Tổ của Bách Việt). Cụ Tằng đã cung cấp nhiều tài liệu thư tịch cổ đang lưu giữ tại nhà thờ họ Nguyễn, hướng dẫn điền dã và nhiều thông tin quan trọng về Tổ Tiên giúp nhóm sưu tập khảo cứu. Ngàn đời nối đời, gia đình cụ gìn giữ tư liệu Tổ Tiên truyền và hương khói giữ những ngôi mộ Tổ Bách Việt vùng Kẻ Xốm theo phả cổ. Cụ Tằng trên 80 tuổi đang yếu mệt. Gặp chúng tôi, cụ thêm sức mạnh, ngồi dậy trò chuyện: - Cha dẫn tôi đi các ngôi mộ cổ Kẻ Xốm thắp hương giữ mộ các cụ Tổ Bách Việt. Ngôi mộ Tổ giữa đồng, phát to nhất. Cha nói“Cụ Tổ này đẻ ra tất cả con cháu trong nước. Ông nội trước khi chết dặn. Khôngđược bỏ ngôi mộ này. Mất ngôi mộ này con cháu suy vong”. Tôi học Hán Nôm, đọc được chữ của các cụ. Cha cùng tôi đi tìm lại ngọc phả, thư tịch dòng họ, được giấu ở một số đền, miếu, hang núi, mang về nhà, cha giao cả cho tôi. Tôi vừa nuôi đàn con trong nghèo khó, vừa dịch phả, sách cổ, miếu hiệu, sắc phong. Tôi biết từng ngôi mộ của Tổ Tiên ở vùng này do gia tộc Nguyễn Vân chăm giữ. Đây là đất của Tổ Tiên. Thời Tiên Rồng đất này đã có. Tôi liên tục nhắc các đời chính quyền muốn yên ổn, đừng động đến những ngôi mộ cổ. Nhưng họ bướng không nghe, san ủi mất một số mộ. Nhiều người phá mộ bị chết. Chủ tịch xã chết. Mới đây mấy đứa cuốc phá mộ Tổ, chúng tự chém nhau mà chết. Cụ Tằng nói đi nói lạichuyện phá mộ Tổ Tiên mà đột tử: - Tôi chưa bao giờ thấy người chết đến phát sợ như vậy. Ai phá mộ là chết. Ai ăn nói hồ đồ phạm đến Tổ Tiên là chết. Bâygiờ ai cũng sợ rồi. Khu mộ Bát Bộ Kim Cương đang làm dự án phải ngừng. Mộ Hương Vân Cái Bồ Tát được dòng họ Đỗ xây lại, phụng thờ. Mộ Bát Bộ Kim Cương họ Đỗ đã xin nhà nước được khu đất bảo tồn… Trong nhà thờ họ Nguyễn. Anh Nguyễn Vân Liên, con trai cả cụ Tằng cùng chúng tôi thắp nhang khấn Tổ Tiên.Ngôi nhà thờ bị Pháp đốt, dân cứu được bức hoành phi lớn, ghi chữ Bách Việt Thiệu Tổ nước sơn cháy đen xém. Những thư tịch ở từ đường này cho biết Bách Việt khởi đầu từ họ Việt Thường. Người dân thuộc nhiều dân tộc, văn minh hùng cường, gọi là Bách Việt. Tuy nước Văn Lang bị đô hộ, nhưng dân nhiều, nên giữ được huyết thống Việt Thường, tộc Kinh. Bách Việt xưa lập quốc tự chủ. Văn hóa phát sinh theo thổ nhưỡng, khí hậu, khí chất riêng. Có Quốc Đạo là Sa Môn Phật giáo, thờ cúng Tổ Tiên, tôn hiệu là: Trời, Đất, Phật,Thánh, Thần, Tiên, Ngọc Hoàng, Vương Mẫu. Từ vạn cổ Bách Việt đã có Đạo. Thời Ngô, Đinh (968- 980) xây bảy mưoi hai ngôi đền NamThiên Thất Thập Nhị Thần Từ, Phật Tự. Nhà thờ Nguyễn Vân là một trong bảy mươi hai ngôi đền đó. Nay Kẻ Xốm còn lại một số ngôi đền. Một số ngôi đền Tổ Tiên phải di chuyển đi các vùng khác, tránh giặc đốt phá. Đền thờ Kinh Dương Vương cũng chuyển đi nhiều nơi. Trong đó có Đền Kinh Dương Vương ở Thuận Thành- Bắc Ninh đàng hoàng, trang trọng, được Nhà nước cúng lễ, tôn tạo. Đầu năm 2013.Chúng tôi lễ Đền Kinh Dương Vương- Thuận Thành, dâng hương ngôi điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, có tượng thờ Hương Vân Cái Bồ Tát, mẹ của Đức vua Kinh Dương Vương. Từ Bách Việt Thiệu Tổ đến triều Lý Thái Tổ (1010- 1028) gọi là Ngũ Bách danh chân kinh. Các vị Bách Việt nguyên trưởng, đều được tôn xưng Phật hiệu. Ngôi mộ Tổ Trời mưa tầm tã. Chúng tôi che ô, mặc áo mưa cùng anh Liên đi bộ ra tạ mộ Tổ giữa làng Vân Nội, xưa là cánh đồng, nay nhà tầng vây bủa san sát. Rẽ một ngách nhỏ còn một khu mộ, xung quanh nhiều mộ dân chen xây to tướng. Ngôi mộ Tổ ngự ngàn đời, nhiều kiếp dưới tán cây già, là một nấm đất to, rộng, vững chãi, cỏ xanh êm mượt. Chúng tôi,những kẻ mù mờ, ăn chay niệm Phật đi tìm Tổ Tiên, thắp hương khấn Tổ trong màn mưa. Ai cũng bị ướt, mà lòng thanh thản. Chụp ảnh, trời mưa tối, mà hình ảnh sáng đẹp, trong suốt, bạn Ánh Tuyết bảo “Khí thiêng cô ạ”. Chúng tôi là người trần vô minh. Không hiểu được thế giới thiêng bí ẩn. Chỉ biết các cụ ta giữ mả Tổ vô cùng khó nhọc. Đền xây nhiều nơi, mộ giả làm nhiều chỗ, tránh kẻ thù đào bới.Thành ngữ Việt “Giữ như giữ mả Tổ”. Gia tộc cụ Nguyễn Vân Tằng và bản thân cụ đã giữ được mả Tổ Tiên truyền cho hôm nay là thiêng liêng. Điều bí ẩn hiện ra vào lúc nào, còn phải chờ Thiên cơ. Hương Vân Cái Bồ Tát Mưa cứ mưa. Cụ Can bảo “Hăm mốt Lê Lai/ Hăm hai Lê Lợi”. Tháng tám có hai ngày giỗ Lê Lai, Lê Lợi liền nhau. Mưa cả hai ngày.Chúng tôi mang mưa ướt lên ô- tô về Ba La- Hà Đông cách Vân Nội- Thanh Oai không xa,tạ mộ Hương Vân Cái Bồ Tát. Xem thêm: Thế Nào Là Một Ngày Làm Việc Hiệu Quả ? 6 Cách Đơn Giản Để Có Một Ngày Năng Suất Hơn Là ngoại Tổ tối cao của dòng họ Nguyễn Vân ở Vân Nội (Kẻ Xốm) cụ Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát được thờ cùng liệt vị Tổ Tiên họ Nguyễn Vân tại nhà thờ Nguyễn Vân. Hàng ngàn năm qua, họ Nguyễn Vân hương khói giữ gìn ngôi mộ của cụ. Cụ Tằng đã trông giữ ngôi mộ này theo Ngọc phả gia tộc. Đó là mộ cụ Đỗ Quý Thị (vợ cụ Đế Minh- Nguyễn Minh Khiết đạo hiệu Hương Vân Cái Bồ Tát. Hai cụ sinh Nguyễn Lộc Tục- Kinh Dương Vương). Hơn chục năm nay, họ Đỗ tụ hội, thành lập Câu lạc bộ họ Đỗ Việt Nam, cứ đến ngày sinh, ngày hóa Hương Vân Cái Bồ Tát- Đỗ Quý Thị, đều vào dâng hương nhà thờ Nguyễn Vân và tạ mộ cụ ở Ba La và Khu mộ tám người em trai cụ là Bát Bộ Kim Cương ở Gò Thiềm Thừ thôn Vân La, cách mộ cụ không xa. Tiền nhân họ Đỗ cổ xưa nhất được biết đến, ghi trong thư tịch là cụ Đỗ Quý Thị, húy là Ngoan, tên tự Đoan Trang và tám người em trai được phong hiệu Bát Bộ Kim Cương. Cụ tu theo đạo Sa Bà. Đạo của Đế Thiên Phục Hy hiệu Hư Không giáo chủ cách đây 5000 năm. Cụ tu nhiều năm tại hang Tiên Phi- Hòa Bình gọi là Sơn Trại Chúa Mường, Tây Vương Mẫu, Mẫu Đầm Đa. Khi Lộc Tục được cha truyền ngôi, xưng Kinh Dương Vương, lập đô ở Kẻ Xốm, đã đón mẹ về tu ở chùa Đại Bi gần ngã ba Ba La. Những người dân các dân tộc Bách Việt từ miền núi đến đồng bằng đều tu Đạo Sa Bà cùng cụ. Cụ mất. Dân lập tượng thờ cụ tại chùa Đại Bi. Chùa bị hủy hoại, dân làng Vân La chuyển tượng thờ ở chùa Đại Bi về chùa Vân La, cách khu Gò Thiềm Thừ 200m. Chùa Vân La tên chữ là Đăng Vân ở thôn Vân La, xã Văn Khê- Hà Đông. Ngôi chùa cổ dưới tán cây Bồ Đề cổ thụ, bốn  năm người ôm không xuể. Chùa có giếng tròn, gọi là Giếng Mắt Rồng. Chùa còn pho tượng thờ cụ và con trai Lộc Tục bụ bẫm, mình trần rất đáng yêu. Nay còn Đền thờ Hương VânCái Bồ Tát- Mẹ thân sinh của Đức vua Kinh Dương Vương ở Tiên Phi- Hòa Bình với những tượng nữ đội những chiếc mũ độc đáo hình củ ấu. Những chiếc mũ củ ấu vẫnđược những cô gái hậu duệ của các chiến sĩ thời Hai Bà Trưng đội. Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam phát hiện ở tỉnh Tây Sumatra Indonesia các cô gái dân tộc Minagkabau hiện nay đội những chiếc mũ củ ấu. Đó là dân tộc có nguồn gốc Việt, chiếm 80% tổng số 4,5 triệu dân Tây Sumatra. Củ ấu là củ của một loài cây sống ở bùn ao, đầm Việt Nam.Mùa thu người Việt lội bùn, vớt củ ấu lên, rửa sạch, vỏ đen hơi cứng, nhẵn, luộc chín bóc vỏ dễ dàng, nhân màu trắng, bùi béo, bột mềm, ăn ngon, là vị thuốc. Củ ấu hình tam giác võng ở giữa, nhọn hai đầu, to gấp đôi củ lạc. Phả họ Nguyễn ở từ đường Vân Nội do cụ Nguyễn Vân Tằng giữ, viết chi tiết về cội nguồn dân tộc Việt, trong đó có phần tín ngưỡng dân gian Việt, cùng sự tích Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công Đồng và Ngũ vị Tôn Ông trong Đạo Mẫu Việt Nam mà thủy tộc là Hương Vân CáiBồ Tát. Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Mẹ Việt bắt nguồn từ Hương Vân Cái Bồ Tát, thành Đạo gốc Tổ Tiên Bách Việt. Sau này Đạo Phật vào Việt Nam đã thông thái hợp với Đạo  Mẫu (Đạo Sa Bà) mà nhanh chóngthấm hồn Việt thành ĐạoPhật Việt Nam. Đạo Phật Việt Nam thấm đẫm tín ngưỡng Đạo Mẫu bản địa. Người Việt tụng kinh Phật thường có câu“Nam mô HươngVân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát”.Câu  tụng này là câu mở đầu trước khi khai kinh kệ của bất cứ chùa nào. Thần chú Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề chính là Phật Mẫu Hương Vân Cái. Chúng tôi thắp hương tạ mộ Hương Vân Cái Bồ Tát mới được dòng họ Đỗ xây mái che, khiêm nhường ngự trong một ngách phố thuộc khu Ba La, xưa là ruộng lúa. Trong khói hương mưa gió,chúng tôi thành tâm sám hối trước Mẫu về tội mình luôn tụng niệm“Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát” mà không hiểu Mẫu là người máu thịt, là Mẹ Việt Nam từng sống thực trên đất này với tình yêu vượt lên nỗi đau, tu thành Đạo Mẫu Việt. Khu Mộ Bát Bộ Kim Cương Cụ Đỗ Hữu Tòng mấy chục năm nghiên cứu dòng họ Đỗ của mình đã tiếp cận nguồn tư liệu Hán Nôm quý được gia tộc Nguyễn Vân thôn Vân Nội- Thanh Oai- Hà Nội giữ. Đặc biệt là hai bộ Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư (nội dung về thời cụ Phục Hy đã làm Chủ trưởng ở vùng Thạch Thất. Quốc Oai, Chương Mỹ… đến các thế hệ sau). Một trong những di tích quan trọng nhất của dòng họ Đỗ Việt Nam là Gò Thiềm Thừ (hay Gò Ba La), trên cánh đồng thôn Văn La (nay thuộc khu đô thị Văn La- Hà Đông). Theo các cụ cao niên Văn La kể lại thời thuộc Pháp phần lớn ruộng đất ở đây của người Cự Đà. Cánh đồng Văn La thuộc sở hữu của một gia đình điền chủ giàu nổi tiếng làng Cự Đà là Trịnh Văn Cối. Ngày nhỏ các cụ theo các bậc trưởng thượng lên Gò thắp hương. Gò cao lắm, phải níu gốc cây trèo lên. Trên gò có hai bia con cóc, sau này người ta đóng bè chuyển về Cự Đà. Việc thờ phụng nhạt dần. May cụ Đỗ Tòng và nhóm nghiên cứu tiền sử đã tiếp cận được nguồn tư liệu Hán Nôm được cụ Nguyễn VânTằng giữ. Đặc biệt là hai bộ Cổ Lôi ngọc phả truyền thư nói rõ về Hương Vân Cái bồ Tát- Đỗ Quý Thị và tám em trai của cụ được tôn hiệu là Bát Bộ Kim Cương.   Bia con cóc ở mộ Bát Bộ Kim Cương trên Gò Thiềm Thừ (Gò Cóc Thần) nay vẫn còn bên bờ sông Nhuệ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai- Hà Nội.Hai bia đều bằng đá, hình trụ, chữ nhật, đỉnh trụ có con cóc ôm quả địa cầu, tượng trưng Cóc là Cậu Ông Trời. Lưng cóc tạo một hốc đựng dầu và bấc, khi đốt lên là cây đèn thờ. Bốn mặt bia đề bốn câu chữ Hán: “Phương phần báu vật/ Vạn cổng hiễm nhiên/ Chỉ hạng lưu hương/ Thiên thu thường tại”. Lời dịch của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp năm 1798: “Lối cũ dấu thơm/ Nghìn xưa vẫn đó/ Cây to báu vật/ Muôn thuở còn đây”. Tám vị em trai Hương Vân Cái Bồ Tát là Tổ nghề sắt, đúc đồng, rèn vũ khí đánh giặc và chế tác những Trống Đồng nổi tiếng của người Việt. Nhiều Trống Đồng có đúc tượng cóc trên mặt trống. Dân gian yêu mến hình tượng cóc Thần, nên có câu ca dao:“Con cóc là cậu Ông Trời/ Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho”. Họ Đỗ vốn từ họ Nguyễn tách ra rất sớm, gọi là Nguyễn Đỗ, từ Bình An Tổng, Vân Lôi Trang xuống vùng đất hồ mây mù (Hà Nội ngày nay) lập nghiệp, trồng lúa, đánh cá. Ông bà sinh được chín người con, một gái tám trai, người đời gọi ông là Long Đỗ. Chị cả tu thành Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám em trai có công cùng chị nuôi dạy Nguyễn Lộc Tục và rèn các loại vũ khí, giúp cháu đánh giặc, được dân tôn Pháp hiệu Bát Bộ Kim Cương.Trong các chùa Việt đều có tượng Bát Bộ Kim Cương và bài kinh Hành Lễ Bát Bộ Kim Cương“…Kim Cương bất hoại thân/ Lại mây nhân duyên ấy/ Được sức bền vững lớn/ …” Đến các chùa Việt cổ chiêm ngưỡng tám pho tượng Bát Bộ Kim Cương, Phật tử thêm sức mạnh. Mỗi vị một dáng điệu, một nguồn năng lượng thiêng, mỗi vị dùng một loại vũ khí chuyển động không gian, mỗi vị một tài năng, thần thông biến hóa, diệt từ tai họa cứu dân,cứu nước. Tám vị Bát Bộ Kim Cương là tám con người thật được phong Phật hiệu. Đỗ Xương- Thanh Trừ Tai Kim Cương. ĐỗTiêu- Tịch Độc Thần Kim Cương. Đỗ Hiệu- Hoàng Tùy Tai Kim Cương. Đỗ Cường- BạchTịnh Thủy Kim Cương. Đỗ Chương- Xích Thanh Hỏa Kim Cương. Đỗ Dũng- Tịnh Trừ TaiKim Cương. Đỗ Bích- Từ Hiền Thần Kim Cương. Đỗ Trọng- Đại Lực Thần Kim Cương. Trời vẫn mưa rất to. Chúngtôi rời ngôi mộ Hương Vân Cái Bồ Tát về Khu đô thị Văn La, tạ mộ Bát Bộ Kim Cương nơi Gò Thiềm Thừ đã chính thức được bảo tồn, đang chờ xây dựng lại. Những ngôi nhà chọc trời ngạo nghễ, vẫn còn đây Gò Thiềm Thừ không bị dự án san lấp. Sự thật những con người thật linh thiêng, hào hùng, tái đức, oanh liệt là Tổ Tiên chúng ta đã hiển linh nơi những ngôi mộ Bát bộ Kim Cương. Không còn nghi ngờ. Không thể bàn cãi. Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát (Mẹ của Kinh Dương Vương) và Bát Bộ Kim Cương là những con người thật thuộc về Tổ Tiên Bách Việt xa xưa được biết đến bằng cổ phả, bằng mộ, bằng bia, bằng pháp danh Phật tỏa linh khí những ngôi chùa. Những ngôi mộ các Ngài còn đây, hào quang dẫn dắt cháu con tìm về cội nguồn Cha Mẹ Rồng Tiên. Ai dám bảo Kinh Dương Vương là nhân vật huyền thoại Trung Quốc? Họ bảo vậy. Họ bảo Phục Hy, Thần Nông… và các Liệt Tổ Tài Đức của chúng ta đều là nhân vật huyền thoại Trung Quốc. Hãy tin hồn thiêng trong lòng Đất Việt. Sự tráo trở này đã được hào quang của Tổ Tiên Bách Việt bay lên từ lòng đất Mẹ Việt bừng linh khí, làm sáng tỏ. Thế kỷ XXI. Thế kỷ của Tâm linh.Của thông tuệ Trí Huệ. Người trần mắt thịt ngù ngờ, chớ hồ đồ nói năng, hành động mà mang tai họa cho thân mình, cho gia đình, dân tộc. Thờ Đạo Mẫu- Đạo Phật Việt Nam chuyển hóa tâm thức từng con người, sống Chân Thiện Mỹ. Không “Rướcvoi dày mả Tổ” bằng  các dự án để cứu giống nòi Việt trường tồn cội nguồn Bách Việt. Xem thêm: Thông Tin Từ Tịnh Thất Quan Âm Về Việc Đại Đức Thích Giác Nhàn Mộ của các Ngài Bát Bộ Kim Cương ở Gò Thiềm Thừ cổ đại đã được Nhà nước giao cho họ Đỗ Việt Nam quản lý và sẽ sớm được tôn tạo, xứng tầm Linh tích Quốc gia. Thắp nén tâm nhang tạ những ngôi mộ Tổ Bách Việt trong mưa. Chúng tôi biết mình phải sám hối. Liên tục sám hối trước Tổ Tiên bởi mình trần tục, mê mờ, u tối, không biết đón nhận hào quang của Tổ Tiên luôn tỏa sáng, dẫn dắt cháu con sống an bình, hạnh phúc. Sám hối và hành động tìm về Tổ Tiên, theo lời dạy của các Ngài
Facebook Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư họ Đỗ (Đậu) Zalo Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư họ Đỗ (Đậu) 02422123883